Hướng dẫn xử lý nước bể bơi bằng HCL,Chlorine Nippon 70%, PAC

Hiện nay, việc kiểm tra, giám sát là công đoạn vô cùng quan trọng để mọi người có thể đảm bảo chất lượng bể bơi luôn được ổn định nhất. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn chi tiết cho mọi người để quá trình xây dựng bể bơi được tốt hơn.

Quy trình bảo dưỡng, vệ sinh hồ bơi

Ngày nay, các hồ bơi đều được kiểm tra nồng độ Clo và độ pH trước khi sử dụng. Thậm chí, mỗi ngày cần kiểm tra 2 lần để biết được nồng độ đó có duy trì đủ trong 1 ngày hay không và tình trạng bay hơi của chúng như thế nào. Việc đo như vậy giúp người dùng có thể dễ dàng tính toán để tăng, giảm liều lượng sao cho phù hợp.

Công việc vệ sinh hồ bơi cũng vô cùng quan trọng, nhất là trong việc ngăn ngừa sự phát triển của rêu mốc và vi khuẩn gây bệnh. Do đó, mọi người cần phải sử dụng các dụng cụ vệ sinh hồ bơi để có thể cọ rửa hay đánh bay các mảng bám trên bề mặt bể. Cùng với đó là việc sử dụng ống mềm để hút toàn bộ cặn bẩn trong bể ra ngoài.

Đối với những bể bơi có sử dụng công nghệ xả tràn, mọi người nên thường xuyên kiểm tra và vệ sinh hầm cân bằng. Vì nếu không, rác và những chất cặn bẩn sẽ bị lắng xuống, lâu ngày khiến bể lọc không hiệu quả.

Còn với bình lọc cát, mọi người nên súc rửa cát khi áp suất đồng hồ cao để có thể đảm bảo hiệu quả sử dụng cao nhất. Đặc biệt, nên thay thế cát và sỏi sau khoảng từ 2 – 4 năm.

Xử lý nước bể bơi bằng các loại hóa chất chuyên dụng

Ngày nay, nhu cầu sử dụng hóa chất hồ bơi được phổ biến rộng rãi. Vì chúng đem đến hiệu quả rất tốt. Tuy nhiên, sau khi sử dụng hóa chất, mọi người nên để thời gian từ 3 – 6h mới nên sử dụng. Đồng thời, việc xử lý hóa chất cũng nên cách nhau từ 2 – 4h để chúng có thể khuếch tán hết trong nước và không gây phản ứng giữa các loại với nhau.

Với người sử dụng hóa chất, mọi người cần phải trang bị đầy đủ các dụng cụ an toàn như: bao tay, khẩu trang, kinh mắt hay các loại quần áo bảo hộ khác.

Hóa chất Chlorine Nippon 70%

Với hóa chất này, khi sử dụng, nước trong bể bơi sẽ được làm sạch, vi khuẩn, vi trùng hay rong rêu sẽ bị tiêu diệt. Tuy nhiên, Chlorine Nippon 70% còn giúp làm giảm nồng độ pH trong nước. Chính vì thế, nếu mọi người muốn xử lý nước bằng hóa chất này thì hãy kiểm tra độ pH có trong nước nếu độ pH thấp dưới 6.8 thì hiệu quả của Chlorine Nippon 70% sẽ đạt hiệu quả cao nhất.

Để sử dụng được hóa chất này, mọi người nên dùng đúng liệu lượng từ 2g – 3g cho 1m3 nước đối với các hồ bơi thông thường. Còn trong trường hợp hồ bơi đông người sử dụng hay bể sục mạnh, dùng trong thời tiết nắng gắt, gió mạnh, mọi người cần sử dụng hàm lượng cao hơn.

Đối với các hồ bơi có lượng Clo quá thấp, hồ xử lý clo lần đầu hay những hồ có diện tích lớn thì mọi người nên tăng thêm 1.5 – 3 lần/ 1 lần sử dụng Chlorine Nippon 70%.

Soda

                                                      Bột soda

Soda là một trong những loại hóa chất có khả năng làm tăng độ pH trong nước hồ hơi. Chính vì vậy, nếu sử dụng, mọi người chỉ cần sử dụng 1 – 3kg/100m3/lần. Mọi người chỉ cần hòa tan chúng vào nước, sau đó rải xung quanh hồ bơi, xử lý lượng lớn, do đó mọi người cần chia lượng nhỏ lại để rải nhiều lần, tránh tình trạng sốc hay làm đục nước hồ.

Còn đối với những hồ bơi có hầm cân bằng, người dùng nên trực tiếp bỏ soda vào hầm. Khi đó, chúng sẽ trực tiếp trải qua hệ thống lọc và trả lại cho bể bơi nguồn nước an toàn. Lưu ý, mọi người chỉ nên sử dụng hồ bơi sau 6 tiếng kể từ khi sử dụng soda.

Acid HCL (32%)

Acid HCL (32%) là một trong những loại hóa chất có tác dụng làm giảm độ pH trong nước. Thông thường, chúng sẽ được sử dụng kèm với Chlorine Nippon 70% để đạt hiệu quả tốt nhất.

Để có thể dùng hóa chất này, mọi người dùng 1 – 4 lít/100m3/lần. Hòa tan lượng nhỏ hóa chất với nước sau đó rải quanh mặt hồ. Sau 4 – 6 tiếng mọi người mới nên sử dụng lại hồ bơi để tránh bị ảnh hưởng.

Polyaluminium chloride PAC

                                 Hóa chất Polyaluminium chloride PAC

Hóa chất PAC là một trong những loại giúp mọi người làm lắng cặn nước hồ bơi vô cùng hiệu quả. Chỉ cần sử dụng 2kg/100m3/lần sẽ giúp bể hoàn toàn sạch cặn. Tuy nhiên, trước khi xử lý, mọi người phải nâng nồng độ Clo và độ pH của nước lên mức chuẩn và tắt hệ thống lọc. Khi đó, mặt nước yên lặng, chỉ cần hòa tan lượng nhỏ với nước rồi rải xung quanh mặt hồ. Sau khoảng 6 tiếng, chất cặn sẽ lắng đọng xuống đáy và sẽ được hút ra ngoài bằng bàn hút xả.

Xử lý sự cố

Bể bơi khi gặp sự cố là điều mà không ai mong muốn. Do đó, cần phải xử lý kiên trì, đúng cách bởi việc xử lý thường mất rất nhiều thời gian. Độ pH trong nước vô cùng quan trọng bởi chúng giống như sức đề kháng của con người. Còn nước bể bơi khi gặp sự cố thường do rong rêu, tảo, cặn bã, tạp chất, nước ngầm hay hóa chất gây nên.

Trong đó, các sự cố thường gặp ở bể bơi trong quá trình kiểm tra, giám sát là:

  • Nước có màu đục nước gạo: Lúc này, mọi người hãy kiểm tra nồng độ Clo và độ pH xem chúng có tốt hay không. Nếu chúng cao do sự khuếch tan chưa đều hay hàm lượng bị cao, hay xử lý bằng cách vận hành lại hệ thống lọc có công suất cao.
  • Nước hồ màu xanh rêu: Lúc này, mọi người cần kiểm tra độ pH và Clo của bể vì chúng đang bị thấp quá. Do đó, hãy nâng Clo trong nước lên mức cao nhất bằng cách sử dụng ATRINE để có thể tăng hiệu quả vận hành hệ thống lọc với công suất cao.
  • Nước hồ có màu đen, bạc: Hãy xem lại bình lọc cát. Vì khi đó, lượng cát và sỏi trong bình đang bị hao hụt do súc rửa nên hiệu quả lọc không được cao.
  • Nước hồ có màu trà: khi đó, nước trong hồ có độ cứng cao vì sử dụng Cho. Do đó, xử lý bằng metal away và chạy lọc hết công suất để xử lý màu nước.

Trên đây là hướng dẫn chi tiết kiểm tra, giám sát bể bơi mà Hinoki muốn chia sẻ đến mọi người. Hy vọng, thông qua bài viết này, các bạn có thể hiểu rõ hơn về vấn đề này và có thể dễ dàng hơn trong quá trình sử dụng bể bơi.

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat Zalo

0966388824