Để có thể vận hành bể bơi một cách trơn tru, hiệu quả thì việc bảo trì bể bơi thường xuyên là vô cùng quan trọng. Việc này góp phần giúp chất lượng nguồn nước luôn được đảm bảo và làm tăng trải nghiệm cho người bơi. Qua bài viết này Hinoki sẽ hướng dẫn cách bảo dưỡng bể bơi sao cho đúng cách và hiệu quả nhất.
Tầm quan trọng của bảo trì, bảo dưỡng hồ bơi
Bất kỳ một công trình hay một thiết bị máy móc nào cũng đều có thời hạn sử dụng nhất định của nó và bể bơi cũng vậy. Sau thời gian dài hoạt động liên tục, chịu ảnh hưởng từ các tác nhân gây hại của môi trường, bể bơi sẽ bị giảm chất lượng vận hành. Lúc này, chúng ta cần tiến hành bảo trì, bảo dưỡng bể bơi kịp thời để:
1. Giữ được độ bền bỉ cho công trình, giúp bể bơi hạn chế tình trạng bị xuống cấp và hư hỏng.
2. Bảo trì hồ bơi giúp hệ thống lọc nước hoạt động hiệu quả, tiết kiệm chi phí vận hành, đảm bảo nguồn nước luôn trong sạch và an toàn.
3. Việc bảo trì, bảo dưỡng bể bơi còn làm tăng tuổi thọ cho các thiết bị bể bơi, giúp các thiết bị hoạt động trơn tru, tránh gây ảnh hưởng đến công suất hoạt động.
4. Làm tăng tính thẩm mỹ cho bể bơi, giúp bể bơi luôn sạch đẹp, tránh bị ố bẩn, rêu mốc.
Cần bảo trì bể bơi và hệ thống máy móc vận hành thường xuyên
Bảo dưỡng, bảo trì bể bơi bao gồm những công việc gì?
1. Thường xuyên kiểm tra nước
Thường xuyên kiểm tra nồng độ pH trong nước để đảm bảo an toàn cho người bơi
Thường xuyên kiểm tra nồng độ pH, Clo trong nước bằng bộ test nước chuyên dụng hay các thiết bị đo độ pH chuyên dụng cho bể bơi. Từ đó nắm được sự thay đổi của nồng độ các chất trong bể và đưa ra phương án xử lý kịp thời nếu mất cân bằng.
Tuỳ thuộc vào diện tích hồ bơi để tính toán sử dụng liều lượng hóa chất sao cho phù hợp. Cần chú ý để máy lọc hoạt động liên tục nhiều giờ và tự động đưa hóa chất vào bể để đảm bảo Clo được cung cấp thường xuyên và tiết kiệm thời gian, công sức.
2. Dọn sạch khu vực xung quanh hồ bơi và trên mặt nước
Nên xây dựng lịch dọn dẹp thường xuyên, tần suất vệ sinh phụ thuộc vào vị trí lắp đặt bể bơi. Nếu bể bơi được xây dưới hàng cây thì phải thực hiện vớt lá và làm sạch hàng ngày, tránh để lâu gây ô nhiễm nước trong bể.
Các yếu tố khác cũng cần được xử lý kịp thời để ngăn chặn cơ hội hình thành, phát triển của rong rêu và các vi khuẩn, mầm bệnh nguy hiểm.
3. Cọ rửa bể bơi mỗi tuần
Thực hiện cọ rửa thành, đáy và các góc cạnh của hồ bơi mỗi tuần một lần hoặc nhiều hơn nếu xuất hiện tình trạng bể bị cáu bẩn, rêu mốc. Sử dụng bàn chà hồ bơi chuyên dụng, có lông mềm để có thể làm sạch được các vết bẩn nhỏ nhất.
Sau đó cho chạy máy lọc 4 – 8 giờ để lọc nước hồ bơi và loại bỏ những chất bẩn đó ra khỏi bể bơi. Đặc biệt, những thiết bị cứu hộ bể bơi hay dụng cụ trang trí xung quanh bể bơi cũng phải cọ rửa thường xuyên, đây chính là nơi vi khuẩn và rêu mốc phát triển mạnh nhất do chứa nước tù đọng.
4. Làm sạch thiết bị lọc ít nhất một tuần một lần
Để hệ thống lọc của bể bơi hoạt động hiệu quả thì việc vệ sinh thiết bị lọc (bình lọc hồ bơi, máy bơm hồ bơi) là thực sự cần thiết sau khi cọ rửa hồ bơi. Thực hiện rửa ngược bình lọc để loại bỏ những cặn bẩn lẫn trong cát lọc, làm sạch tuyệt đối những vụn hoặc rong rêu, không cho chúng cơ hội quay lại hồ bơi.
Việc này sẽ làm sạch tối đa những chất cặn bẩn có trong hồ và hệ thống máy lọc. Đối với những bể bơi có tần suất sử dụng nhiều hơn, nên thực hiện thường xuyên hơn để đảm bảo chất lượng nguồn nước.
5. Làm sạch nước trong bể bơi
Thường xuyên sử dụng hóa chất khử trùng để duy trì bể bơi, khi có bất cứ hiện tượng thay đổi nào của nước ví dụ như nước phát sinh rêu tảo, đổi màu nước, nước đục hay nổi váng… cần dùng hóa chất hồ bơi chuyên dụng để xử lý nhanh chóng và kịp thời nhất. Chú ý lựa chọn loại hóa chất phù hợp, kết hợp chạy máy lọc để đạt hiệu quả tốt nhất.
6. Làm sạch tổng thể hàng tháng
Clo thường được sử dụng để duy trì và diệt khuẩn nguồn nước hồ bơi hiệu quả. Nhưng nếu hàm lượng Clo trong nước quá cao sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của người sử dụng. Vì vậy cần kiểm tra và tính toán lượng Clo sử dụng phù hợp để vừa an toàn vừa hiệu quả.
Sử dụng các thiết bị vệ sinh chuyên dụng để làm sạch bể bơi
7. Khử trùng, diệt khuẩn
Nhằm mục đích loại bỏ các vi khuẩn và ký sinh có hại trong nước hồ bơi, có thể sử dụng một số phương pháp khử trùng sau:
– Diệt khuẩn bằng phương pháp điện phân: phương pháp này sử dụng dòng điện một chiều để thúc đẩy một phản ứng hóa học có thể loại bỏ các chất cặn bẩn có trong nguồn nước hiệu quả.
– Khử trùng bằng hóa chất Chlorine: Phương pháp này có hiệu quả rất cao, tiết kiệm chi phí, khiến nước bể bơi trở nên trong sạch và không còn mùi khó chịu. Nhưng sử dụng nồng độ cao sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng.
– Bức xạ tia cực tím (tia UV): Đây là phương pháp đang rất được nhiều người lựa chọn. Nó có tác dụng loại bỏ các vi khuẩn, vi sinh vật bằng cách chiếu tia UV để diệt vi trùng qua thiết bị đèn UV.
8. Phương pháp hóa học
Mỗi loại hóa chất bể bơi sẽ có một đặc tính và tác dụng riêng biệt, tuỳ vào tình trạng của nguồn nước để lựa chọn loại hoá chất phù hợp. Có thể kể tên một số hóa chất xử lý nước phổ biến nhất hiện nay như:
– Hóa chất khử trùng nước: Clo bột, Clo viên TCCA 90, Chlorine Nippon,…
– Hóa chất cân bằng pH: pH+, pH-, soda, xút vảy, HCl…
– Hóa chất trợ lắng: trợ lắng PAC,…
– Hóa chất diệt rêu, tảo: đồng sunfat CuSO4, A-trine,…
Bảo trì hệ thống lọc tuần hoàn bể bơi
1. Bảo dưỡng hệ thống lọc bể bơi
Bảo trì hệ thống lọc nước là việc rất quan trọng để đem đến sự hoàn hảo cho bể bơi. Các thiết bị như máy bơm, bình lọc, đường ống,.. đều cần bảo trì bảo dưỡng và thay thế để đảm bảo thiết bị hoạt động hiệu quả nhất.
Khi thực hiện các thao tác bảo dưỡng, sửa chữa cần đọc và chú ý các bước cụ thể trong catalogue của hãng, việc thực hiện sai cách có thể gây ra hỏng hóc và không được bảo hành.
Chọn mua các thiết bị thay thế chất lượng, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và phải tương thích với hệ thống lọc nước của bể. Tránh mua phải hàng nhái, kém chất lượng, gây ra những hậu quả không mong muốn trong quá trình vận hành.
Lưu ý quan trọng:
– Khi tiến hành sửa chữa, bảo dưỡng bể bơi và các thiết bị trong phòng máy cần tiến hành tắt máy bơm để hệ thống không bị hỏng hay chập cháy.
– Thường xuyên kiểm tra, theo dõi chất lượng nước lọc của bình để có phương pháp sục rửa bình tốt nhất.
2. Thay cát bình lọc bể bơi định kỳ
Việc thay cát bình lọc bể bơi định kỳ sẽ làm tăng công suất và hiệu quả của bình lọc. Nước bể bơi sẽ được lọc sạch các chất bụi bẩn, cặn bã, không còn mùi hôi tanh, khó chịu.
Thông thường bình lọc có tuổi thọ trung bình là 8 – 10 năm và cát lọc sử dụng được từ 3 – 5 năm tùy vào mức độ sử dụng. Tuy nhiên có thể thay thế cát lọc sớm hơn để gia tăng tuổi thọ của bình cũng như đảm bảo chất lượng nước lọc là tốt nhất. Quá trình thay bình lọc và cát lọc cũng vô cùng đơn giản, nhanh chóng, không tốn quá nhiều công sức và chi phí.
3. Bảo trì các thiết bị phụ trợ bể bơi khác
Nên thường xuyên vệ sinh các thiết bị phụ trợ bể bơi như skimmer, hộp thu đáy, đường ống nước, đèn, thang… Sử dụng chổi cọ để chà sạch các thiết bị và vị trí góc cạnh, đáy hồ bơi.
Nên xử lý các rác thải ở khu vực máng tràn, rọ lọc rác, skimmer để đảm bảo hoạt động và không gây ô nhiễm đến nguồn nước.